CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ XIN VISA DU HỌC ÚC

Những trường hợp hồ sơ xin cấp thị thực du học sẽ được xem xét kỹ hơn, khó hơn

Với những thay đổi ngày 21/3/2024 của bộ nội vụ thì đã có rất nhiều câu hỏi các bạn gửi về cho VisaEnvoy, như sau

  • Nộp visa du học ở Úc có khó không?
  • Có thể chuyển đổi visa du học từ du học không?
  • Có thể nộp tiếp visa du học từ visa 462 không?
  • Có thể nộp visa du học khi đã từng giữ visa du học không?
  • Có thể nộp visa du học khi đang ở Úc không?

Hãy cùng VisaEnvoy tìm hiểu những trường hợp mà bộ di trú sẽ xét khó hơn khi nộp visa du học nhé.

Theo khoản 5 điều 7, Direction 106 của Chính phủ Úc ký ngày 21/03/2024, một số trường hợp hồ sơ xin du học Úc sẽ được đánh giá cẩn thận, bao gồm, nhưng không giới hạn những trường hợp như sau:

Có dữ liệu Thông tin đáng ngờ: Căn cứ theo Báo cáo về gian lận di trú và tuân thủ quy định di trú do Bộ Di trú biên soạn, bao gồm báo cáo thống kê, tình báo và phân tích, cho thấy cần phải xem xét kỹ hơn hồ sơ.

Trường hợp này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thông tin của Cục Di trú đang nắm giữ khi thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ kê khai có dấu hiệu không trung thực và che dấu các mục đích di trú bất chính. Bộ Di trú Úc sẽ có toàn quyền dựa vào các Báo cáo về gian lận di trú và tuân thủ của mình để đưa ra các quyết định thận trọng khi xét duyệt hồ sơ.

Ở bộ nội vụ Úc, họ có một dữ liệu thông tin tổng hợp nhằm đánh giá mức độ rủi ro của quốc gia, vùng lãnh thổ. Hồ sơ được nộp từ các vùng này sẽ được xem xét kỹ hơn. Ví dụ, các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam chúng ta cũng được vào danh sách các nước có tỷ lệ rủi ro cao. Trong đó, có 1 số tỉnh ở Việt Nam như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Đak Lak, Lâm Đồng sẽ bị xet hồ sơ kỹ hơn.

Xem thêm: HAI BANG CỦA ÚC NGỪNG NHẬN HỒ SƠ NHẬP HỌC TỪ MỘT SỐ TỈNH THÀNH VIỆT NAM

Do đó, việc kê khai trung thực tuy có thể mang lại những tình huống bất lợi nhưng cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng để chứng minh mục đích xin visa của bạn là chân chính và không có dấu hiệu gian dối. Bởi lẽ khi hồ sơ được phát hiện là kê khai không trung thực thông tin và có che dấu các dấu hiện về gian lận di trú thì khả năng hồ sơ bị từ chối là gần như tuyệt đối.

Lịch sử di trú đáng ngại: Người nộp đơn hoặc người thân của người nộp đơn có lịch sử di trú không tốt.

Không chỉ xem xét lịch sử di trú của đương đương chính mà kể cả việc người thân của đương đơn được báo cáo có lịch sử di trú không tốt, ví dụ như từng ở quá hạn thị thực hoặc vi phạm quy định pháp luật trong thời gian di trú,… cũng có thể được xem như một điểm để Bộ di trú cân nhắc về rủi ro vi phạm của chính đương đơn, từ đó sẽ xem xét kỹ hơn khi xét duyệt hồ sơ xin cấp thị thực. Lịch sử di trú này không những là ở Úc, mà còn ở các quốc gia khác.

Điều này đã thể hiện những bước đi khắt khe hơn của Bộ Di trú trong xét duyệt hồ sơ xin cấp thị thực. Bởi lẽ hệ lụy của việc lịch sử di trú bị đánh giá xấu không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người vi phạm mà còn mở rộng phạm vi đến những người thân thiết. Theo đó, khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực, đương đơn chính ngoài việc làm rõ lịch sử di trú của mình, cũng cần nắm bắt và giải trình kỹ lưỡng nếu người thân từng có lịch sử gian lận hoặc vi phạm các quy định về di trú. Việc giải trình chi tiết lịch sử di trú của người thân là quan trọng (ví dụ: anh/chị/em đã từng du học và luôn tuân theo điều kiện visa sẽ khiến hồ sơ của bạn được đánh giá tốt hơn)

Thay đổi ngành học đột ngột: Đương đơn chính của Visa Du học (Subclass 500) dự định theo học một ngành không liên quan đến việc học tập hoặc công việc trước đây.

Việc thay đổi đột ngột ngành học không chỉ mới là một điểm đáng chú ý khi Bộ di trú xét duyệt hồ sơ du học trong thời gian gần đây, mà trong những giai đoạn trước khi hạn chế rõ rệt này được ban hành, khi du học sinh lựa chọn ngành và trường học cũng đã phảu cân nhắc việc ngành học được lựa chọn hiện tại có phù hợp với lộ trình học tập và kinh nghiệm làm việc (nếu có) đã được tích lũy từ trước hay không.

Vì vậy, việc lựa chọn 1 ngành học liên quan mật thiết đến lịch sử học tập trước đây cũng góp phần chứng minh cho Bộ Di trú rằng bạn có mục đích học tập và định hướng rõ ràng cho tuong lai sau tốt nghiệp, đồng thời khẳng định tính “chân chính” cho mục đích du học của mình.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong hướng dẫn nội bộ của bộ nội vụ có nêu rõ “Người xét duyệt hồ sơ không được áp dụng 1 cách cứng nhắc là từ chối visa khi người nộp đơn học 1 ngành học không liên quan. Người xét duyệt hồ sơ cần đánh giá hồ sơ dựa vào nhiều yếu tố, và cần hiểu rằng việc thay đổi ngành học, trong nhiều trường hợp, là hợp lí.”

Chính vì vậy, việc giải trình cho việc thay đổi ngành học là vô cùng quan trọng. Cần nêu rõ lí do tại sao thay đổi, kế hoạch tương lai, bạn hiểu gì về ngành bạn học, trong gia đình có ai hướng nghiệp không v..v.

Thông tin mâu thuẫn: Có sự mâu thuẫn rõ ràng trong thông tin mà người nộp đơn cung cấp trong hồ sơ xin visa.

Việc xuất hiện mâu thuẫn trong thông tin người nộp đơn trình bày có thể bắt nguồn tư sự bất cẩn khi điền thông tin hoặc những điểm đáng ngờ bị bỏ sót nếu thông tin trên hồ sơ là ngụy tạo. Việc có thông tin mâu thuẫn cũng là một điểm để Bộ Di trú thẩm định hồ sơ kỹ càng hơn và tiếp cận được thông tin chính xác về hoàn cảnh cũng như mục đích di trú của người nộp hồ sơ.

Có thể thấy được rằng, sự cẩn thận và chỉnh du khi nộp một bộ hồ sơ di trú là vô cần thiết, điều này không chỉ gói gọn trong quá trình làm việc với Bộ di trú nói riêng mà với tất cả các cơ quan công quyền nói chung. Để tránh tình trạng mất nhiều thời gian để sửa đổi hoặc trường hợp tệ hơn là hồ sơ bị từ chối kéo thêm nhiều hệ lụy, người nộp đơn cần kê khai trung thực và chi tiết, tỉ mỉ tất cả những thông tin liên quan trong hồ sơ ban đầu.

Loại visa đang hoặc đã sở hữu: Nếu người nộp đơn xin du học đang sở hữu visa Tốt nghiệp tạm thời (Subclass 485), visa Thăm thân (Subclass 600), Thị thực điện tử (Subclass 601 hoặc Subclass 651); hoặc

Visa sinh viên: Nếu người nộp đơn xin du học đang sở hữu visa sinh viên hoặc trước đây đã từng sở hữu một hoặc nhiều visa sinh viên

thì sẽ được duyệt gắt hơn.

Hiện tại, Bộ Di trú đã đề cập đến 5 dòng Visa chính rơi vào diện cần xem xét kỹ hơn nếu đương đơn chính đã nắm giữ và tiếp tục nộp hồ sơ thị thực để gia hạn thời gian ở lại Úc, bao gồm:

Chính vì việc gắt gao này, 1 số trường đại học, cao đẳng ở Úc, trong đó có rất nhiều trường danh tiếng ở Úc như Australian National University, hay Curtin University từ chối cấp thư nhập học cho học sinh nếu học sinh đang ở Úc và nằm giữ các loại visa như trên. Thậm chí, các trường còn làm gắt gao hơn là đã hủy bỏ thư nhập học đã cấp cho sinh viên khi quy định mới này ra đời. Họ đòi hỏi sinh viên phải ra khỏi nước Úc mới được cấp thư nhập học.

Có thể thấy các dòng visa này thường được cấp cho các đương đơn có mục đích di trú đến Úc và lưu lại trong một khoảng thời gian ngắn hạn, thường vì mục đích học tập và du lịch. Các dòng visa khác có liên quan như SC462 – Du lịch kết hợp làm việc (Working and Holiday visa) lại không được đề cập đến trong danh sách này nên tạm thời người nộp có thể yên tâm về những hạn chế chưa được áp dụng.  Tuy nhiên, cần lưu ý về Visa du học (SC500), bộ di trú không giới hạn ở việc đương đơn có đang nắm giữ loại visa nào, mà chỉ cần trong lịch sử xin cấp thị thực đương đơn đã từng nắm giữ Visa 500 (Ví dụ: thị thực hiện tại là 482 nhưng từng nắm giữ SC500 thì cũng rơi vào trường hợp hồ sơ cần xem xét kỹ lương của bộ di trú Úc).

Đặt lịch hẹn hôm nay với Đại diện di trú được cấp phép RMA của VisaEnvoy để được tư vấn cụ thể về các dòng visa tại Úc.

Phu Vu – Registered Migration Consultant – Giám đốc VisaEnvoy Vietnam

(MARN: 2217888)

Phú tốt nghiệp Cử nhân luật tại Việt Nam và là luật sư tại Việt Nam trước khi qua Úc. Phú học Thạc sĩ quản trị nhân sự, và Cao học luật di trú tại Úc. Hiện nay, Phú là người điều hành và phát triển VisaEnvoy tại thị trường Việt Nam.

Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, Phú hỗ trợ sinh viên quốc tế và Việt Nam định hình khóa học phù hợp với nhu cầu bản thân, và hướng đến định cư.

Ngoài ra, Phú chuyên về Visa tay nghề, thẩm định tay nghề, visa chủ bảo lãnh, visa gia đình, visa du học. Phú luôn chú trọng chi tiết trong từng bộ hồ sơ để đảm bảo khả năng đậu visa cho khách hàng.

Hiện Phú đang đại diện cho VisaEnvoy tại Perth và Việt Nam

[email protected]