Bạo lực gia đình và Visa hôn nhân Úc: Quyền lợi và cách xử lý

Nhiều người Việt đang trong quá trình xin visa bảo lãnh vợ/chồng (Partner visa) tại Úc lo lắng nếu mối quan hệ đổ vỡ do bạo lực gia đình thì liệu có bị hủy visa hoặc phải rời khỏi Úc? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ quyền lợi của mình trong trường hợp đặc biệt này.

Bạo lực gia đình là gì?

Theo Đạo luật Di trú Úc, bạo lực gia đình bao gồm:

  • Hành vi bạo hành thể chất
  • Lăng mạ, đe dọa bằng lời nói
  • Tổn thương tâm lý

Chẳng hạn như: cưỡng ép tình dục, phá hoại tài sản, giết hại thú nuôi, hoặc đe dọa, lăng mạ, ngăn cản bạn liên lạc với gia đình và bạn bè. Ngoài ra, việc cấm bạn tiếp cận tiền bạc, không chu cấp chi phí sinh hoạt hợp lý hay khiến bạn hoàn toàn phụ thuộc tài chính cũng được coi là bạo lực gia đình.

Người đang nộp đơn xin visa bảo lãnh vợ/chồng subclass 820/801 hoặc 309/100 nếu gặp bạo lực từ người bảo lãnh vẫn có thể tiếp tục quá trình xin visa thường trú, với điều kiện cung cấp bằng chứng rõ ràng.

Nếu bạn đang gặp nguy hiểm, hãy gọi ngay 000 để được hỗ trợ khẩn cấp từ cảnh sát.

Tôi đang xin visa hôn nhân và bị bạo lực gia đình – tôi nên làm gì?

Nếu bạn đang trong quá trình xin visa hôn nhân và gặp bạo lực gia đình, hãy thực hiện các bước sau:

  • 1. Ưu tiên sự an toàn của bạn

    Liên hệ với Cảnh sát địa phương hoặc dịch vụ hỗ trợ bạo lực gia đình để được hướng dẫn và bảo vệ an toàn. Bạn cũng có thể xin lệnh bảo vệ từ tòa án (protection order).

  • 2. Thông báo cho đơn vị hỗ trợ visa

    Nếu bạn đã có luật sư hoặc đại diện di trú, hãy thông báo với họ. Nếu không thể vì lý do riêng tư, bạn có thể liên hệ với các công ty di trú uy tín như VisaEnvoy để được hỗ trợ nhanh chóng và bảo mật.

  • 3. Thu thập bằng chứng

    Để tiếp tục hồ sơ xin visa, bạn cần cung cấp bằng chứng về bạo lực gia đình, bao gồm:

    • Biên bản làm việc với cảnh sát
    • Giấy xác nhận từ bác sĩ, chuyên viên tâm lý, nữ hộ sinh (midwife)
    • Hình ảnh thương tích
    • Tin nhắn, email, ghi âm, video có nội dung bạo lực
    • Báo cáo từ các tổ chức hỗ trợ bạo lực gia đình
  • 4. Viết tường trình rõ ràng

    Bạn cần cung cấp một bản tường trình cá nhân mô tả sự việc, tác động đến cuộc sống và lý do tại sao bạn nên tiếp tục được ở lại Úc sau khi mối quan hệ tan vỡ.

Khi nào được xét thường trú nếu bị bạo lực gia đình?

Bạn có thể được xét thường trú nhân subclass 801 hoặc subclass 100 nếu:

  • Bạn đã nộp đơn xin partner visa và sau đó mối quan hệ chấm dứt do bạo lực gia đình
  • Bạn có bằng chứng rõ ràng cho việc này

Có con chung sẽ ảnh hưởng thế nào?

Nếu bạn và người bảo lãnh có con chung, điều này là yếu tố quan trọng khi xét visa. Trong một số trường hợp, bạn có thể được ở lại Úc để chăm sóc con vì lợi ích tốt nhất cho trẻ.

Lệnh bảo vệ (Protection Order) 

Tại Úc, bạn có thể xin lệnh bảo vệ tại cảnh sát hoặc tòa án địa phương, với nhiều tên gọi như:

  • Domestic Violence Order (DVO)
  • Family Violence Order (FVO)
  • Intervention Order, v.v.

Lệnh này sẽ giúp ngăn người gây bạo lực tiếp cận bạn và có hiệu lực trên toàn nước Úc.

Những cập nhật mới nhất về chính sách bảo vệ người bị bạo lực gia đình (2025)

Chính phủ Úc không ngừng cải tiến hệ thống di trú nhằm bảo vệ người bị bạo lực gia đình. Dưới đây là những điểm nổi bật:

Áp dụng cho nhiều loại visa hơn

Từ 31/1/2025, quy định về bạo lực gia đình áp dụng cho nhiều visa như:

  • Visa tay nghề: 186, 189, 190, 191, v.v
  • Visa đoàn tụ gia đình: 103, 143, 804, 864, v.v.

Người phụ thuộc vẫn có thể xin thường trú dù quan hệ với người bảo lãnh đã chấm dứt do bạo lực.

Tính năng tách hồ sơ (split application)

Từ tháng 12/2024, ImmiAccount hỗ trợ tách hồ sơ khỏi người bảo lãnh. Điều này giúp bảo mật thông tin và đảm bảo quá trình xử lý hồ sơ không bị gián đoạn khi quan hệ giữa hai bên đổ vỡ.

Bổ sung quyền lợi cho visa 300

Từ 1/7/2024, người giữ visa đính hôn (visa 300) nếu bị bạo lực vẫn có thể xin visa 820/801 mà không cần người bảo lãnh.

Mở rộng hình thức và loại chứng cứ được chấp nhận

  • Midwives (nữ hộ sinh) được công nhận là chuyên gia có thể xác nhận tình trạng bạo lực
  • Báo cáo đánh giá rủi ro (risk assessment) có thể thay thế statutory declaration
  • Tổ chức cộng đồng, hỗ trợ đa văn hóa, dịch vụ khủng hoảng được phép cung cấp chứng cứ
  • Một số chuyên gia không cần nộp statutory declaration, chỉ cần cung cấp báo cáo

Úc nói KHÔNG với bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là hành vi phạm pháp tại Úc. Bạn có quyền được sống an toàn, không bị đe dọa, và tiếp tục hành trình định cư tại Úc.

Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp và tư vấn

Dịch vụ hỗ trợ Số điện thoại/ Trang web
Cảnh sát khẩn cấp Gọi 000
1800 RESPECT (Tư vấn bạo lực gia đình) 1800 737 732
Lifeline (Hỗ trợ khủng hoảng tinh thần) 13 11 14
Kids Helpline (Trẻ em và thanh thiếu niên) 1800 55 1800
Translating and Interpreting Service (TIS National) 131 450
Family Violence Law Help www.familyviolencelaw.gov.au

VisaEnvoy có đội ngũ chuyên gia xử lý hồ sơ visa phức tạp liên quan đến bạo lực gia đình. Đặt lịch hẹn với Đại diện Di trú được cấp phép RMA của VisaEnvoy ngay hôm nay để được hỗ trợ bảo mật và chuyên nghiệp.

Recent News

7 Lưu ý quan trọng khi du học Úc dành cho sinh viên Việt Nam

Hướng dẫn chi tiết cách xin visa 462 Úc đơn giản

Hướng dẫn viết Genuine Student Statement cho visa Du học Úc

Vùng lãnh thổ Bắc Úc – Điều kiện nộp đề cử (2024-2025)

Thời gian chờ đợi kéo dài với visa bảo lãnh cha mẹ